Cồn (Alcohol) – Chúng ta thường cảnh giác khi nhắc đến trong mỹ phẩm vì tin rằng thành phần này sẽ làm khô da, gây kích ứng, giết chết tế bào hoặc gây tổn thương da theo nhiều cách khác. Thực tế, trong nhiều năm qua, một số nhà sản xuất mỹ phẩm đã đưa ra thị trường những sản phẩm “Alcohol free” để chiều lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, cồn là một “đại gia đình” gồm nhiều dẫn xuất đa dạng, với những danh pháp khác nhau sẽ tương ứng với tác dụng khác nhau trên da. Vậy cồn trong mỹ phẩm xấu hay tốt? Và những mỹ phẩm được giới thiệu “không cồn” liệu có an toàn tuyệt đối cho da?
Cồn trong mỹ phẩm tốt hay xấu
1. Những loại cồn có trong mỹ phẩm
Hai loại cồn thường gặp mỹ phẩm gồm cồn béo (Fatty Alcohol) và cồn khô (Drying Alcohol):
Cồn khô (Drying Alcohol)
Drying Alcohol mang hoạt tính kháng khuẩn nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công thức làm sạch (nước rửa tay, chất tẩy rửa…). Trong lĩnh vực y khoa, nó có thể được sử dụng với vai trò như một chất khử trùng, chất tẩy uế và để giải độc. Có thể bôi lên da để khử trùng trước khi tiêm và trước khi phẫu thuật hoặc được sử dụng để diệt trùng dụng cụ y tế. Vì lý do đó nên trong ngành làm đẹp, cồn khô được sử dụng để thay thế chất bảo quản, kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình lưu thông và sử dụng. Hơn nữa, cồn khô còn là dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất và ngăn ngừa sự kết tinh của thành phần khác.
Trên da, Drying Alcohol làm cho sản phẩm khô nhanh hơn, giúp da không bóng dầu và tăng cường sự thẩm thấu các thành phần khác. Các thành viên nổi bật trong nhóm cồn khô gồm có SD Alcohol, Isopropyl Alcohol, Alcohol Denat, Methanol, Ethanol, Ethyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Benzyl Alcohol, Methyl Alcohol…
Cồn béo (Fatty Alcohol)
Thông thường “Alcohol” trên nhãn mỹ phẩm được dùng để chỉ Ethyl Alcohol (hay Ethanol). Điều này đồng nghĩa rằng các mỹ phẩm “không chứa cồn” vẫn có thể chứa những loại cồn khác, chẳng hạn như Glycol, Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Cetearyl Alcohol, … thuộc nhóm Fatty Alcohol.
Trong các dạng cồn thân thiện với da thì cồn béo được xếp vào nhóm này. Đây là các thành phần được các chuyên gia gia liễu khuyên dùng do không gây kích ứng mà còn mang lại hiệu quả cho làn da. Sản xuất từ các acid béo, cồn béo có đặc tính làm mềm, làm đặc, hoạt động như chất nhũ hoá (ổn định sản phẩm, giúp các pha phân tán đều, tránh lắng đọng, hạn chế tách lớp) và cải thiện độ nhớt của sản phẩm. Một lượng nhỏ cồn béo sẽ giúp làm dịu, duy trì độ ẩm, tăng độ đàn hồi cho da.
2. Tính an toàn của cồn trong mỹ phẩm
Trong hai loại cồn kể trên thì cồn khô là loại khiến chúng ta e dè nhất. Cồn khô mà điển hình là Ethanol có thể gây khô da, kích ứng và tiềm ẩn nguy cơ gây độc tế bào. Một nghiên cứu đã được thiết kế để kiểm tra khả năng khởi động con đường apoptosis – chết tế bào theo chương trình của Ethanol trong mỹ phẩm. Kết quả chỉ ra rằng Ethanol độc hại với tế bào tỷ lệ theo cả về nồng độ và thời gian lưu trên da. “Ngay cả ở nồng độ thấp, Ethanol cũng có thể gây chết tế bào theo chương trình trong các tế bào da” và việc sử dụng Ethanol còn có liên quan đến kích ứng hoặc viêm da tiếp xúc. Về lâu dài, Ethanol gây mất khả năng tái tạo da theo chu kỳ do tác động bào mòn quá mức.
Bằng chứng về độ an toàn của các sản phẩm chứa cồn hoặc Ethanol nói riêng trong các tài liệu khoa học chưa được thống nhất. Một số tài liệu cho thấy Ethanol có khả năng liên quan đến ung thư khi sử dụng tại chỗ do tăng cường hấp thụ xenbiotic qua da (chất lạ sinh học bao gồm các hoá chất, ví dụ những chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư có trong mỹ phẩm). Tuy nhiên vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Đặc tính nổi bật của cồn là bay hơi, khi ở nồng độ đủ cao, Drying Alcohol có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, gây khô và kích ứng và tăng phản xạ tiết dầu, sinh ra mụn. Nhưng vì sao một số loại cồn khô như Alcohol Denat (SD Alcohol-40) lại vẫn được những thương hiệu mỹ phẩm thêm vào phần công thức?
Alcohol Denat hay còn được biết dưới tên cồn biến tính hay Denatured Alcohol, thường được thêm vào các sản phẩm kem chống nắng, toner như một chất tạo bọt, dung môi, hoặc giúp các thành phần khác được hấp thụ tốt hơn. Do có khả năng làm se khít lỗ chân lông, làm khô dầu trên bề mặt da hiệu quả nên cực kỳ hữu hiệu đối với những bạn sở hữu làn da dầu và hỗn hợp thiên dầu.
Alcohol Denat có thể nói là một thành phần lành tính hơn Ethanol khi sử dụng ở nồng độ hợp lý và có những thành phần khác trong sản phẩm hỗ trợ dưỡng ẩm, chống lão hoá. Nhưng bạn sẽ không thể nào biết sản phẩm có chính xác bao nhiêu cồn vì không hề có một tỷ lệ nào được công bố trên bao bì (do bí mật công nghệ và bào chế). Tuy nhiên, các thành phần sẽ được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo hàm lượng hoặc nồng độ, bạn có thể dựa vào thứ tự này như một hướng dẫn. Khi cồn xuất hiện ở những thành phần đầu cần hết sức thận trọng và cân nhắc nếu theo sau đó không hề chứa những thành phần cấp hay hay dưỡng da nào khác.
Riêng đối với AstraCos – việc xây dựng công thức bào chế tối ưu với nồng độ cồn hợp lý mà còn là sự bảo vệ da toàn diện.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Lô D4, D5, D6, D7 KCN Tân Kim, Khu phố Tân Phước, Thị trấn Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Hotline: 0901.390.050 (Ms.Kim Chi)
0901.390.062 (Ms.Hồng Nhi)
0901.406.962 (Mr.Thành Thái)
0901.106.962 (Ms.Gia Hân)
0901.390.026 (Ms.Cẩm Xuân)
Email: admin@astracos.com.vn
Website: https://astracos.com.vn/