Chất bảo quản được dùng trong mỹ phẩm giúp ngăn chặn sự hư hỏng sản phẩm và tránh nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Chất bảo quản là một trong những thành phần đầu tiên chúng ta quan tâm khi lựa chọn mỹ phẩm. Chất bảo quản đặc biệt khó tổng hợp vì chúng phải đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng cũng không thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các thành phần khác. Hầu hết nhiều người quan niệm rằng khi tiếp xúc với các thành phần hóa học trong chất bảo quản sẽ làm ức chế hoạt động của các hormone trong cơ thể và thậm chí là gây ung thư.
Điều này không hoàn toàn đúng, vì nó còn phụ thuộc vào nồng độ và liều lượng sử dụng trong sản phẩm. Ngày này các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu, ứng dụng những chất bảo quản chiết xuất tự thiên đem lại hiệu quả cao và thân thiện hơn với con người với liều lượng an toàn.
Những chất bảo quản nào được dùng trong mỹ phẩm?
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ CÁC THÀNH PHẦN BẢO QUẢN TRONG MỸ PHẨM
Vi khuẩn có thể phá vỡ các thành phần trong sản phẩm, làm cho sản phẩm kém ổn định và kém hiệu quả hơn. Đồng thời cũng gây ra một số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe mà nhà cung cấp và nhà sản xuất có thể phải chịu trách nhiệm.
Các chất bảo quản khử vi sinh vật, nấm men và nấm mốc bằng cách can thiệp vào quá trình chuyển hóa hoặc các cơ chế phát triển của các vi sinh vật để cản trở và ức chế sự tăng trưởng của chúng. Điều này chỉ có thể thực hiện khi các chất bảo quản có tính thấm tốt. Do đó, trong các chất bảo quản có các phân tử thân nước cũng như thân dầu sẽ mang lại hiệu quả chống nấm mốc cao. Vì chúng có thể di chuyển giữa mặt phân cách của pha nước và pha dầu và đó là nơi các vi sinh vật được tìm thấy.
Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm nên chứa một số loại chất bảo quản để đảm bảo rằng vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người tiêu dùng. Tác động của chúng phụ thuộc vào pH. Phần lớn một vài chất bảo quản được sử dụng ở dạng kết hợp bởi vì mỗi chất cho mỗi tác động riêng biệt, không áp dụng được cho tất cả các nhóm vi sinh vật. Ưu điểm của các chất bảo quản là chúng có thể được sử dụng với tỷ lệ nhỏ, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao trong sản phẩm. Sau đây hãy cùng điểm qua một vài chất bảo quản được dùng trong mỹ phẩm.
>> Xem thêm: Gia công Serum HA + Tranexamic Acid
CÁC CHẤT BẢO QUẢN TRONG MỸ PHẨM
BENZOIC ACID
Benzoic acid là một chất bảo quản cấp thực phẩm được coi là an toàn trên toàn thế giới. Benzoic acid chủ yếu được coi là một chất chống nấm và chống lại vi khuẩn gram dương nhưng kém hơn Pseudomonads.
Tác dụng bảo quản của Benzoic acid phụ thuộc rất nhiều vào độ pH. Natri Benzoate (muối không hoạt động của Benzoic acid) hòa tan trong nước chuyển thành Benzoic acid, hoạt động ở độ pH thấp. Mặc dù Natri Benzoate trong một số trường hợp hoạt động ở độ pH lên đến 6 (khoảng 1,55%), nhưng hoạt động mạnh nhất ở độ pH 3 (94%). Tốt nhất nên sử dụng ở độ pH dưới 5,0.
KALI SORBATE
Là muối của Sorbic acid Kali/ Potassium Sorbate chiết xuất từ quả việt quất có khả năng ức chế sự phát triển của các loại nấm men, nấm mốc. Nhờ đặc tính chống dính vi khuẩn mà có thể giúp ngăn sự kết dính của một số vi khuẩn có hại. Độ pH tối ưu cho hoạt động kháng khuẩn của Kali sorbate là dưới 6,5 (tốt nhất là dưới 5,5). thường được sử dụng ở nồng độ 0,025% đến 0,10%
Vì có rất ít tác dụng phụ nên nó thường được sử dụng làm chất bảo quản trong thực phẩm và mỹ phẩm để ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm mốc và nấm men. Được ưa thích sử dụng hơn các chất bảo quản acid hữu cơ do khả năng hòa tan tốt hơn trong nước. Nguyên liệu này cũng được sử dụng rộng rãi trong các loại mỹ phẩm khác nhau từ các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc da và chăm sóc tóc.
BEE PROPOLIS /KEO ONG
Bee Propolis là một hỗn hợp của sáp ong và các loại nhựa được thu thập bởi ong mật. Thành phần của nó bao gồm có hơn 300 hợp chất hóa học có trong keo ong, chủ yếu là Polyphenol (chất có đặc tính chống oxy hóa giúp chống lại việc tạo lập các gốc tự do dư thừa trong cơ thể). Các Polyphenol chính có trong keo ong là Flavonoids, kèm theo Ferulic acid và este, aldehyde phenolic, ketones, v.v.. Ngoài ra, trong keo ong còn có các nguyên tố cần thiết như Magie, Nickel, Canxi, Sắt và Kẽm. Các hợp chất này bao gồm dầu dễ bay hơi, các acid thơm (5-10%), các loại sáp (30-40%).
Nó được coi là một trong những kháng sinh tự nhiên tốt nhất vì có chứa các Ferulic acid và các loại dầu nhất định trong thành phần. Thêm vào đó, nó cũng có thuộc tính kháng virus. Chính vì những ưu điểm kháng khuẩn mà Bee Propolis được sử dụng thay thế Paraben.
PHENOXYETHANOL
Phenoxyethanol là một chất bảo quản hoạt động mạnh nhất chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương. Vì hoạt động của Phenoxyethanol yếu đối với các loại nấm men, nấm mốc nên chất bảo quản này thường được sử dụng kết hợp với các chất bảo quản khác, để kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.
Phenoxyethanol bị bất hoạt bởi các hợp chất Ethoxylated cao trong phạm vi pH từ 3 đến 10. Hiện tại nồng độ Phenoxyethanol trong mỹ phẩm được phép sử dụng là dưới 1% – theo khuyến nghị mức độ sử dụng nồng độ an toàn cho sản phẩm của Ủy ban khoa học về an toàn tiêu dùng SCCS (Scientific Committee on Consumer Safety)
CAPRYLHYDROXAMIC ACID (CHA)
Caprylhydroxamic acid là một amino acid có nguồn gốc từ dầu Dừa, một chất bảo quản nhẹ nhàng đảm bảo an toàn và tuổi thọ sản phẩm. Không giống như nhiều chất bảo quản khác, Caprylhydroxamic acid (CHA) có hiệu quả ở độ pH trung bình. Đây là một chất bảo quản lành tính có thể kết hợp với Caprylyl Glycol và Glycerin để tạo thành một hợp chất bảo quản sản phẩm trên diện rộng và nhẹ nhàng với làn da.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ:
VPĐD: Tầng 9, Block B, Sunrise City View – 33 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM
Nhà máy: Lô D4, D5, D6, D7 KCN Tân Kim, Khu phố Tân Phước, Thị trấn Cần Giuộc, Tỉnh Long An.
Hotline: 0901.390.050
Email: pkdastracos.com.vn@gmail.com
Fanpage: AstraCos – Nhà Máy Gia Công Mỹ Phẩm CGMP
Website: astracos.com.vn